Tổ chức xã hội Xã_hội

Bài chi tiết: Tổ chức xã hội

Khái niệm tổ chức xã hội

Tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp khá phổ biến. Theo nghĩa rộng, tổ chức xã hội chỉ bất kể tổ chức nào trong xã hội. Theo nghĩa hẹp, tổ chức xã hội chính là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó.

Loại hình xã hội

Xã hội loài người thường được tổ chức theo nghĩa gốc của chúng "Sự tồn tại": các nhà khoa học về Xã hội nhận ra xã hội bắt nguồn từ tiến trình phát triển xã hội: "xã hội săn bắt - sống bầy đàn", xã hội sống di cư - di tản sống ngày đây mai đó không cố định một nơi nhất định mưu sinh bằng lao động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, xã hội sống bằng nghề trồng trọt để mưu sinh hay còn được gọi là quần xã mưu sinh bằng nghề làm vườn, và cũng có thể gọi là xã hội nông nghiệp, sự tiến triển và thay đổi đó còn được gọi là "nền văn minh" nhân loại. Một số khác quan tâm đến nền công nghiệp trực tiếp và trạm trung gian - có nghĩa là thu mua lại về sử dụng hay thu mua lại về phân phối lại cho cá nhân, tổ chức khác - xã hội (tầng lớp) này không phù hợp với truyền thống của quần thể (tầng lớp) nông nghiệp; xã hội công nghiệp.

Nghi thức xã hội

Nhiều xã hội sẽ được phân bổ rộng hơn, làm theo mệnh lệnh chỉ thị của những cá nhân hay nhóm người khác lớn hơn. Sự rộng lượng này được tìm thấy ở sự hiểu biết về văn hóa; điển hình là uy tính và vai trò văn hóa sinh ra từ sự rộng lượng của từng cá nhân hoặc từng nhóm người.

Bổn phận xã hội

Một vài cộng đồng sẽ trao tặng một vị trí cho một vài cá nhân hoặc một nhóm người rộng hơn, khi cá nhân hay tập thể đó hành động đáng khâm phục hay cống hiến lớn; loại "danh hiệu" này được trao tặng bởi các thành viên của cộng đồng đó cho cá nhân hoặc tổ chức dưới hình thức danh nghĩa, tước hiệu, quần áo, hay tiền thưởng... Đàn ông thường rất muốn thực hiện việc này và nhận phần thưởng sau đó, mắc cho những nguy hiểm trong cuộc sống của họ. Hành động bởi một vài cá nhân hay một tập thể lớn nhân danh một lý tưởng của nền văn hóa họ được nhìn nhận bởi cả cộng đồng.

Đặc trưng xã hội

Thậm chí những xã hội nguyên thủy cũng biểu lộ những đặc điểm của các hoạt động mang tính chất xã hội, cao cả, và phân chia công bằng (cả rủi ro và thắng lợi), giống như các nền văn minh với công nghệ cao hơn.

Tín ngưỡng

Nhiều dân tộc ở nhiều quốc gia thống nhất bởi những truyền thống, niềm tin hay giá trị về văn hóa và chính trị chung, những dân tộc này đôi khi cũng được gọi là một xã hội (ví dụ như Judeo-Christian, Eastern, Western,...) Sử dụng trong văn cảnh này cụm từ được sử dụng theo nghĩa đối lập với hai hay nhiều "xã hội" có những thành viên tiêu biểu cho những quan điểm thế giới đang mâu thuẫn và tranh cãi.

Giáo dục

Ngoài ra, một số tổ chức học thuật, nghiên cứu hay mang tính học giả và các đoàn hội như Hội toán học Mĩ, coi họ như là một xã hội. Tại Anh, những tổ chức như thế này thường hoạt động phi lợi nhuận và hoạt động từ thiện. Trong khoa học, người ta phân loại theo kích cỡ thành các hội khoa học quốc gia như hội hoàng gia, thành các hội lịch sử tự nhiên mang tính địa phương. Xã hội học thuật có thể quan tâm đến những chủ đề rộng như nghệ thuật, khoa học nhân vănkhoa học.

Định nghĩa thương mại

Ở Mĩ và Pháp, cụm từ "society" được dùng trong thương mại để chỉ một hiệp hội giữa những nhà đầu tư hay để bắt đầu một công việc kinh doanh. Tại Anh, các hiệp hội không gọi là societies nhưng các hợp tác xã hay các tổ đổi công thường được gọi là societies (như là các tổ đổi công thân thiện thân thiện hay các hợp tác xã xây dựng